Các dấu hiệu của viêm âm đạo
16-06-25
Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến phức tạp và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng đời sống tình dục của nữ giới, Thế nhưng, những biểu hiện ban đầu của bệnh thường rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề phụ khoa thông thường khác. Do đó, việc hiểu rõ các dấu hiệu của viêm âm đạo chính là chìa khóa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro về sau.
Các dấu hiệu của viêm âm đạo
Các dấu hiệu của viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau rát và xuất hiện mùi hôi khó chịu….Sau đây là các dấu hiệu của viêm âm đạo mà chị em nên đặc biệt cảnh giác:
Ngứa âm đạo
Viêm âm đạo thường gây không ít khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy thường xuyên ở vùng kín, có thể kèm hoặc không kèm theo đau rát. Nhất là trong các trường hợp tác nhân gây viêm âm đạo là nấm, tạp khuẩn, khuẩn lậu hay trùng roi,…
Ra khí hư bất thường
Khí hư có mùi khó chịu, màu sắc bất thường là một trong những dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất của bệnh viêm âm đạo. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà khí hư sẽ có những đặc điểm riêng như sau:
+ Khí hư màu vàng, có khi chuyển xanh và có mùi tanh, có bọt: viêm âm đạo do vi khuẩn Trichomonas.
+ Khí hư màu màu trắng, giống bã đậu có mùi hơi chua: Viêm âm đạo cho nấm Candida.
+ Khí hư màu trắng xám, mùi hôi tanh: Viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella vaginalis.
Đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu
Nếu thấy bị đau ở vùng bụng dưới rốn, đau vùng chậu, đau hai bên hông hoặc đau lưng, cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng liên tục và dữ dội, đau mạnh hơn khi hoạt động, đau khi quan hệ tình dục… là dấu hiệu viêm phụ khoa nặng mà chị em cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xác định nguyên nhân.
Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt của người khỏe mạnh sẽ cách nhau khoảng 28 - 32 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kỳ “đèn đỏ” kéo dài nhiều ngày cũng có thể là những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm âm đạo. Đặc biệt, nếu máu chảy ít, có màu đen và không xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt thì rất có thể các tác nhân gây viêm âm đạo đã tấn công đến các mô khác. Từ đó, tạo thành vết thương và gây chảy máu.
Đau khi quan hệ tình dục
Bệnh viêm âm đạo có thể gây ra sự đau đớn và khó chịu khi quan hệ tình dục. Khi viêm nhiễm vùng kín, vùng niêm mạc âm đạo bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường, gây ra cảm giác đau rát khi tiếp xúc với áp lực và ma sát.
Tỷ lệ chị em phụ nữ bị đau rát khi quan hệ tình dục cũng khá cao và phần lớn là có nguyên nhân xuất phát từ bệnh viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, chị em hãy để ý, cảm nhận “cô bé” sau mỗi cuộc yêu để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình thật tốt.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, chị em nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác. Việc chần chừ hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không chỉ tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn mà còn dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc hoặc gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Điều trị không đúng cách không những làm kéo dài thời gian phục hồi mà còn gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe phụ khoa. Vì vậy, hãy ưu tiên sự an toàn của bản thân và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm âm đạo
Cách chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm âm đạo
Để chẩn đoán tình trạng viêm âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
Hỏi tiền sử viêm nhiễm âm đạo: Các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục từ đó có thể định hướng được nguyên nhân ở các loại viêm âm đạo hay tái phát
Tiến hành khám phụ khoa: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để xem xét bên trong âm đạo, xem vùng kín của bạn có bị viêm và tiết dịch bất thường không. Bạn lưu ý là tránh sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trước buổi khám để bác sĩ đánh giá dịch âm đạo một cách chính xác nhất.
Lấy dịch âm đạo để làm xét nghiệm: Bác sĩ sẽ thu thập một mẫu dịch tiết cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm vi khuẩn, nấm,.. gây viêm âm đạo.
Kiểm tra độ pH: Bác sĩ kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa hay còn được gọi là giấy đo độ pH ở khu vực thành âm đạo. Độ pH tăng cao cho thấy bạn có khả năng bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, cần thêm các xét nghiệm khác trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Phương pháp điều trị viêm âm đạo
Viêm nhiễm âm đạo là bệnh lý do nhiều loại sinh vật và điều kiện khách quan gây ra. Vì thế, mỗi loại viêm âm đạo sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
Viêm không do nhiễm trùng: Để điều trị bạn cần xác định chính xác tác nhân gây kích ứng để tránh xa nó. Những tác nhân này có thể là dung dịch vệ sinh, bột giặt, nước xả vải, băng vệ sinh, tampon…
Nhiễm trùng nấm men: Bệnh thường được điều trị bằng thuốc bôi hoặc kem chống nấm không kê đơn, chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng nấm, chẳng hạn như fluconazole.
Viêm âm đạo do nhiễm trùng trichomonas: Điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) mà bạn uống bằng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) hoặc kem clindamycin (Cleocin) mà bạn bôi vào âm đạo.
Viêm teo âm đạo: Estrogen ở dạng kem có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
